Nhận định, soi kèo Le Havre vs Rennes, 22h15 ngày 13/4: Phong độ đang lên
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
下一篇:Siêu máy tính dự đoán Atletico Madrid vs Valladolid, 02h00 ngày 15/4
Nhân sinh nhật thứ 66 của Thanh Kim Huệ mới đây, NSƯT Thanh Điền nhắn nhủ đến vợ: "Chúc mừng sinh nhật, em yêu! 46 năm bên nhau, yêu em nhiều hơn em nghĩ. Thương em đang ôm ấp mỗi ngày với một quyết tâm nghị lực mà tôi ngưỡng mộ bất kể thử thách nào. Nụ cười của em luôn khiến trái tim anh lỡ nhịp. Mãi mãi và mãi mãi...".
Vì là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng, ít ai biết Thanh Điền còn là nhiếp ảnh gia. Ông rất mê chụp vợ. Nhờ đó, Thanh Kim Huệ luôn có nhiều bộ ảnh đẹp mà không tốn kém chi phí thuê ê-kíp.
Thanh Điền chụp Thanh Kim Huệ đủ phong cách, từ trẻ trung, năng động đến gợi cảm. Nữ NSƯT được dịp thể hiện nhiều sắc thái khác hoàn toàn hình ảnh nghiêm ngắn trên sân khấu cải lương.
Thanh Điền ứng dụng màu film trên ảnh bà xã. Hiện tại, vợ chồng Thanh Điền và Thanh Kim Huệ sống thảnh thơi, hạnh phúc, đi đâu làm gì cũng có nhau. Tuổi 66, Thanh Kim Huệ vẫn thường đi hát ở các tỉnh thành, được khán giả mến mộ. Bà chưa có ý định lui về sau hậu trường hay rời xa sân khấu. Bên cạnh đi diễn, bà còn đầu tư và viết kịch bản cải lương.
Trong Thanh Kim Huệ vẫn đau đáu hy vọng vực dậy cải lương. Tuy nhiên, bà biết sức của một vài cá nhân có hạn. Vì vậy, bà luôn mong được nghệ sĩ trẻ hợp sức, chung tay.
Trong khi đó, Thanh Điền phát triển sự nghiệp nhiếp ảnh, điều hành studio riêng và đạo diễn sân khấu. Ông chụp nhiều đám cưới và chụp vợ.
Tháng 7 vừa qua, cả Thanh Điền và Thanh Kim Huệ đều góp mặt trong danh sách 22 nghệ sĩ được Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM đề xuất danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Trước đó, vợ chồng bà được bạn bè động viên nộp hồ sơ xét tặng.
Với Thanh Kim Huệ, ngoài tình cảm của khán giả thì danh hiệu Nhà nước phong tặng cũng là phần thưởng ghi nhận nỗ lực trong nghề. Vì vậy, bà rất vui và hãnh diện khi được xét tặng.
Tuy nhiên, điều khiến Thanh Kim Huệ hạnh phúc hơn cả là đến nay, vợ chồng bà vẫn nắm tay trên sân khấu như lần đầu cách đây 50 năm.
Thanh Kim Huệ và vai để đời trong 'Lan và Điệp'
Cẩm Loan
NSƯT Thanh Kim Huệ, Thanh Điền được đề xuất xét duyệt NSND
NSƯT Thanh Kim Huệ, Thanh Điền cùng nhiều nghệ sĩ gạo cội vui mừng vì có tên trong danh sách xét danh hiệu NSND của Sở Văn hóa - Thể thao (VH-TT) TP.HCM.
" alt="NSƯT Thanh Kim Huệ tuổi 66 trẻ trung, sành điệu qua ống kính của chồng" />Mua và sử dụng xe thế nào cho tiết kiệm, hiệu quả luôn là mối băn khoăn của nhiều gia đình trẻ ở thành phố. (Ảnh minh hoạ) Thực ra, việc mua được một chiếc xe khoảng 500-600 triệu đối với vợ chồng tôi hiện nay hoàn toàn trong tầm tay. Tuy vậy, tôi băn khoăn nhất là khoản tiền để "nuôi" xe ở thành phố mỗi tháng ngốn hết bao nhiêu và nếu mua xe mà ít sử dụng như tôi liệu có lãng phí hay không?
Rất mong nhận được sự chia sẻ, tư vấn từ những người có kinh nghiệm. Xin cảm ơn!
Độc giả Trần Thái Hưng (Nam Từ Liêm, Hà Nội)
" alt="Chỉ dùng ô tô để về quê, tôi có nên tậu xe cho bằng bạn bằng bè?" />Góc cầu thang tầng 2-3 Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E trở thành nơi tá túc của nhiều gia đình bệnh nhân có người thân trong phòng phẫu thuật
“Vậy là đã 4 lần mẹ phải ở đây để chờ con rồi Linh Chi ơi”, “Nghĩa à cố lên con trai nhé, bố mẹ luôn mong con khỏe mạnh để gia đình mình được đoàn tụ. Bố mẹ đặt hết hy vọng ở con đấy. Giá như bố mẹ có thể gánh được thay con”.
“Mỡ ơi, cố gắng lên con nhé. Bố mẹ luôn ở đây đợ con, mong con nhanh khỏe để ra với bố mẹ. Trong đó có 1 mình, có đau đớn thì cũng cố gắng lên con gái bé bỏng của mẹ. Mẹ biết là con rất mạnh mẽ mà phải không? Bố mẹ yêu con thật nhiều. Mong con mau khỏe”…
Nhiều gia đình ăn ngủ, nghỉ luôn tại đây để chờ thông tin của bác sỹ về tình hình tiến triển của người nhà
Những nét chữ lộn xộn, nguệch ngoạc được những người bố, người mẹ ghi lên tường, trong lúc chờ đợi con mình “chiến đấu” giành giật sự sống trong phòng phẫu thuật.
Phía sau những dòng chữ là những câu chuyện, mảnh đời khác nhau. Họ đều là những người thân có con cái hoặc người nhà mắc bệnh tim bẩm sinh. Có người đang nằm viện chờ đến ngày phẫu thuật, người đang chiến đấu sinh tử trong phòng mổ, cũng có người đang trong giai đoạn hồi sức tích cực.
Bức tường bệnh viện trở thành nơi ghi những tâm sự nhói lòng của ông bố, bà mẹ
Ngồi lặng lẽ bên góc cầu thang, anh Tao Văn Đa (29 tuổi, dân tộc Lự, Sìn Hồ, Lai Châu) sốt ruột hướng mắt về phía cửa phòng Hồi sức cấp cứu.
Con trai anh, bé Tao Văn Tân (4 tháng tuổi) mắc bệnh tim bẩm sinh, vừa phẫu thuật thành công được hơn 1 tuần, hiện đang được các bác sỹ chăm sóc tích cực tại phòng Hồi sức. Anh bảo, lo cho con, hai vợ chồng không dám ra ngoài thuê nhà mà tá túc ngay tại góc chân cầu thang này suốt gần 1 tháng qua.
Vợ chồng anh Tao Văn Đa đã hơn 1 tháng bám trụ nơi góc cầu thang bệnh viện
“Con trai còn rất nhỏ, chưa cai sữa mẹ nên mình rất lo và thương, không dám rời đi. Từ lúc con xuống khám, đến khi phẫu thuật thành công, hai vợ chồng ăn ngủ luôn ở đây cũng là để tiện việc vắt sữa gửi vào cho con”, anh Đa nói.
Quanh khu cầu thang tầng 2, những gia đình như anh Đa không hiếm. Dù bệnh viện đã bố trí khu vực nhà chờ tại tầng 1 cho người nhà bệnh nhân nhưng nhiều gia đình vẫn không nỡ rời đi.
Họ khắc khoải ngồi chờ ở hành lang, sốt ruột hướng ánh mắt vào phòng bệnh như một cách để tiếp thêm sức mạnh cho người thân của mình. Đêm đến, họ chợp mắt ngủ tạm trên nền đất.
Tại khu vực cầu thang tầng 3, hai vợ chồng chị Lương Hồng Nhung (sinh năm 1997, dân tộc Thái, Sơn La) đứng ngồi không yên, lo lắng cho người con trai 2 tháng tuổi của mình.
Người mẹ có khuôn mặt khắc khổ, buồn bã cho hay, từ hôm xuống Hà Nội chữa bệnh cho con, hai vợ chồng chưa được ngủ một giấc trọn vẹn. Cứ nhắm mắt lại, hình ảnh con trai đỏ hỏn, khát sữa mẹ, phải kiên cường chiến đấu với bệnh tật khiến tim chị đau nhói, ám ảnh.
“Phẫu thuật tim không khác gì cuộc chiến sinh tử nên người bố, người mẹ nào cũng lo, cũng sợ. Ngày con vào phòng mổ, hai vợ chồng không nuốt nổi miếng cơm, không dám đi đâu, cứ đứng ở góc cầu thang, chắp tay cầu nguyện, chờ tin của bác sỹ. Rất may là con đã qua cơn nguy kịch, ca phẫu thuật cũng thành công”, chị Nhung nói.
Chị Lương Hồng Nhung cho biết, không muốn chuyển ra ngoài ở vì muốn được ở gần con nhất có thể
Theo chị Nhung, những dòng chữ trên bức tường đều là tâm tư nhói lòng của những gia đình có người thân đang trong phòng mổ.
Những ca mổ tim ngày càng nhiều lên, khu vực quanh bức tường tầng 2, tầng 3 cũng chi chít những dòng chữ tâm sự nhói lòng.
“Phải rơi vào hoàn cảnh này mới thấu hiểu nỗi lòng của những người bố, người mẹ những gia đình có người thân phải giành giật sự sống trên bàn mổ. Mỗi giây ở ngoài phòng chờ như dài hàng thế kỷ, vừa mong cánh cửa phòng bật mở, vừa lo sợ nơm nớp điều xấu nhất có thể xảy ra. Viết tâm sự lên tường cũng như cách để mọi người giải tỏa sự đè nén đáng sợ đó”, chị Nhung tâm sự.
Phẫu thuật tim như cuộc chiến giành giật sinh tử nên nhiều người không giấu nổi lo lắng khắc khoải
Chia sẻ với PV Dân trí, Ts.Bs Đỗ Anh Tiến (Khoa phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực, bệnh viện E) cho biết, bệnh viện có phòng lưu trú cho người nhà bệnh nhân tuy nhiên nhiều gia đình không yên tâm ở đó mà chọn ngồi ngay khu vực cầu thang, bên ngoài phòng phẫu thuật và hồi sức của trung tâm.
“Những bệnh nhân mắc bệnh tim thường phải nằm điều trị trong thời gian dài, có khi là vài tuần có khi cả tháng. Các ca phẫu thuật can thiệp cũng kéo dài, và đặc thù là thường không xác định thời gian kết thúc. Bởi vậy, người nhà bệnh nhân thường rất sốt ruột, lo lắng trong thời gian chờ đợi”, bác sỹ Tiến nói.
Phía sau cánh cửa là phòng phẫu thuật tim, phía bên ngoài nhiều gia đình mòn mỏi đợi chờ trong khắc khoải
Theo bác sỹ Tiến, tại trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E, mỗi ngày thực hiện khoảng 8-9 ca mổ tim cho trẻ em và người lớn.Ca mổ hoàn thành, bệnh nhân sẽ được chuyển từ tầng 3 - phòng Mổ xuống tầng 2 - phòng Hồi sức tích cực. Đây đều là phòng cách ly và có các bác sỹ thực hiện việc chăm sóc toàn diện, người nhà bệnh nhân không được vào để tránh trường hợp bệnh nhân nhiễm trùng sau mổ.
Mỗi một dòng chữ trên tường là một câu chuyện, tâm sự của các gia đình
Cũng theo bác sỹ Tiến, việc người nhà bệnh nhân viết lên tường đã có từ lâu. Ban đầu chỉ đơn thuần là ghi số điện thoại phòng trường hợp bất trắc, có việc cần thì các gia đình khác sẽ gọi điện thông báo. Về sau, nhiều bố mẹ, người thân có con trong phòng phẫu thuật, lo lắng, bất an bắt đầu ghi những dòng tâm sự của mình như một cách giải tỏa nỗi lòng.
“Chúng tôi rất hiểu nỗi lòng của gia đình người bệnh, tuy nhiên phía bệnh viện cũng đã nhiều lần tuyên truyền, nhắc nhở người nhà bệnh nhân không được phép viết lên tường. Bởi nó khiến không gian trong bệnh viện trở nên xấu xí, mất vệ sinh. Thời gian tới chúng tôi dự định, sẽ tạo một quyển sổ để giúp mọi người ghi những lời tâm sự, cầu nguyện của mình, cũng là cách để họ có thể giải tỏa nỗi lòng của mình”, bác sỹ Tiến nói.
Cuối giờ chiều, nhiều gia đình có con đang điều trị tại Trung tâm tim mạch bệnh viện E vẫn khắc khoải, ngồi đợi chờ phía bên ngoài góc cầu thang tầng 2, 3.
Mỗi lần có thông tin của bác sỹ thông báo về tình hình hình bệnh nhân, ánh mắt của những người bố, người mẹ lại ánh lên hi vọng, lấp lánh niềm vui. Với những gia đình ở đây, khoảng không gian chật hẹp, không đèn, không điện góc cầu thang không chỉ là nơi tá túc, nghỉ ngơi mà còn là nơi để họ tiếp thêm sức mạnh, cầu nguyện cho người thân đang giành giật sự sống trong phòng phẫu thuật.
Vác đá lạnh xuyên đêm, anh công nhân phấn khởi nhận 400 ngàn đồng
Công việc bán trái cây cả ngày rong ruổi ngoài đường, lại thường xuyên thua lỗ, anh Thanh (Cà Mau) nghỉ việc đi vác đá kiếm 400 ngàn đồng/ngày.
" alt="Sự thật khiến nhiều người cay mắt phía sau bức tường loang lổ, chi chít chữ ở viện E" />Cậy nhiều tiền, nam trưởng phòng công khai ngoại tình, đưa bạn gái về tận nhà
Không muốn gia đình tan nát, của cải rơi vào tay người đàn bà khác, tôi cắn răng chịu đựng chồng trăng hoa, bồ bịch, không ngờ ...
" alt="Bạn gái ngoại tình với sếp, chàng trai lật mặt ngay trong đám cưới" />Có thể thấy, người đàn ông và tình nhân bị quay clip trong tình trạng không một mảnh vải che thân. Người vợ ra muốn kéo "kẻ thứ 3" ra khỏi xe để cho ả một trận nhớ đời nhưng gã chồng nhanh chóng cản lạ.
"Tôi đã cho anh bao nhiêu cơ hội rồi? Cô ta không phải là một người đoan chính, anh biết không hả? Tôi đã hỏi thăm về cô ta. Cô ta chẳng khác gì làm gái cả. Anh không phải là người đàn ông đầu tiên của cô ta. Anh không phải là người thứ 10 thì cũng là người thứ 9 đấy. Tại sao anh lại si mê cô ta đến vậy?" - người vợ đau đớn hét lớn.
Sau đó, người phụ nữ phẫn uất quay sang chất vấn kẻ thứ 3: "Này người đẹp, cô làm việc tại quầy thu ngân của trung tâm mua sắm, cô họ Tạ đúng chứ? Tại sao cô lại phá hoại gia đình tôi? Cô không biết xấu hổ à?".
Phát hiện chồng ngoại tình, vợ gọi bạn bè đến dằn mặt tiểu tam
Trước sự bất bình của người vợ những người chứng kiến, gã chồng tệ bạc không những không hối lỗi mà còn dõng dạc tuyên bố: "Cô ấy mới là tình yêu đích thực của tôi. Tôi sẽ ly hôn với cô".
Sự việc sau khi được đăng tải trên mạng xã hội đã khiến nhiều người bức xúc. Đa số đều lên án sự bội bạc không thể chấp nhận của người đàn ông. Một số bình luận đáng chú ý của cộng đồng mạng:
"Không biết chị vợ sau đó có ly hôn với chồng không, nhưng có thể khẳng định chị ấy đã rất cay đắng và tủi nhục khi bị chồng dửng dưng như vậy";
"Nhìn họ cũng đâu còn trẻ, có tuổi cả rồi, thương chị vợ quá";
"Người vợ nào mà chịu đựng được chứ"...
Vì sao đàn ông chạy theo những cuộc tình ngoài hôn nhân?
Khi đàn ông có ham muốn sở hữu, luôn thích nhiều hơn
Đàn ông nói chung thường có ham muốn sở hữu mạnh mẽ và cuồng si hơn trong tình yêu. Một người đàn ông không biết "an phận" thường muốn mình phải có nhiều của cải và tài sản, coi đó là mục tiêu. Điều này phụ thuộc phần lớn vào nội tiết tố của đàn ông, tức là một phần bản năng giới của họ.
Khi một người đàn ông có cơ hội trở nên thành đạt và giàu có, họ sẽ xuất hiện tâm lý muốn phát triển các mối quan hệ ngoài hôn nhân hoặc bao nuôi thêm người yêu, bồ nhí, chỉ để chứng minh rằng bản thân là có năng lực và quyến rũ, giàu có.
Khi đàn ông muốn được tôn thờ, tâng bốc
Cả đàn ông và phụ nữ đều muốn được có người yêu mến và theo đuổi, muốn có cảm giác được ai đó tôn thờ mình, khen ngợi mình, đặc biệt đối với đàn ông thì điều này rõ ràng hơn phụ nữ.
Nhiều người ngoại tình không phải vì ngoại hình, tiền bạc, địa vị xã hội, tài hùng biện của bản thân, mà vì muốn được người mình yêu tôn thờ mình, tâng bốc và ngưỡng mộ mình.
Có thể họ không có cảm giác này khi ở với vợ, mà lại nhận được lời tâng bốc từ những cô bồ dẻo mỏ. Vì đó là ước mơ của họ, luôn sẵn sàng đi theo người tôn thờ mình mà không ngại bất cứ điều kiện ngoại cảnh nào.
Những cuộc tình vụng trộm ngoài luồng của đàn ông, dù gây ra những hậu quả nặng nề nhưng nhiều người vẫn lao theo một cách mù quáng. Ảnh minh hoạ
Khi đàn ông thích theo đuổi sự tươi mới
Đàn ông bản tính vốn thích mới mẻ, dẫn đến ham của lạ. Khi ngày này qua ngày khác phải sống cùng với vợ, lâu ngày sẽ thấy nhàm chán, nhạt nhẽo. Dù đã có được cô vợ biết yêu hay cô vợ ngoại hình đẹp, thì sống lâu bên nhau cũng sẽ có những lúc căng thẳng, mệt mỏi, chán nản.
Tóm lại là mọi thứ với vợ trở nên quá quen thuộc, thiếu đi cảm giác tươi mới của thời kỳ đầu yêu đương. Trong khi vì hoàn cảnh khó khăn mà vợ còn cằn nhằn suốt ngày nên phát sinh tâm lý muốn tìm người phụ nữ khác.
Khi đàn ông muốn tìm kiếm cảm xúc thăng hoa
Khi vợ chồng sống với nhau lâu, đời sống tình dục sẽ rơi vào tình cảnh quen thuộc và đơn điệu. Để tìm lại sự phấn khích như thuở mới yêu, một số đàn ông biết rằng việc lừa dối vợ để tìm kiếm nhân tình sẽ gây ra khủng hoảng lớn cho gia đình, nhưng họ không cảm thấy lo lắng điều đó.
Thậm chí, việc phải đối phó với rủi ro nguy hiểm họ cũng sẵn sàng đánh đổi để tìm kiếm sự phấn khích bay bổng nhất thời khi lao vào cuộc tình vụng trộm.
Khi đàn ông muốn tìm lại tình yêu
Ngoại tình có thể khiến đàn ông say mê và có được cảm xúc yêu đương trở lại, những cô gái đi ngoại tình thường thể hiện cho đàn ông thấy những mặt tốt của họ, trong khi người vợ với nhiều nhiệm vụ gia đình khác đã không làm được điều này, hoặc quá bận rộn với con cái, nhà cửa.
Kể cả phong cách ăn mặc, những cô bồ nhí thường chọn mặc bộ đồ ngủ hở hang gợi cảm, trong khi người vợ thường chưa chú ý đến trang phục mặc nhà khiến đàn ông có thể mất đi niềm đam mê chăn gối.
Những cô gái ngoài luồng luôn thể hiện tình yêu nồng nhiệt, luôn để đàn ông nhìn thấy hình ảnh gợi cảm và xinh đẹp nhất, cô ấy sẽ ôm ấp và nuông chiều, khiến cho thế giới của hai người đầy ấm áp và lãng mạn, có thể khiến đàn ông cảm thấy yêu đời trở lại, nồng nàn chìm đắm trong tình yêu.
Thậm chí, việc phải đối phó với rủi ro nguy hiểm họ cũng sẵn sàng đánh đổi để tìm kiếm sự phấn khích bay bổng nhất thời khi lao vào cuộc tình vụng trộm.
Theo GĐ&XH
Một mình gồng gánh gia đình, mẹ đơn thân xúc động trước câu nói của con
Vừa làm cha vừa làm mẹ, Kiều Trinh khiến nhiều người đồng cảm và ngưỡng mộ vì bản lĩnh nuôi con. Nghe câu chuyện của cô ai cũng xúc động!" alt="Chồng tuyên bố ly hôn dù biết chỉ nằm trong danh sách đàn ông của người tình" />Hãy cùng chúng tôi học cách muối dưa chua bông điên điển thơm ngon lạ miệng trong bài viết này nhé!Cua đồng rang me – món ngon dân dã số 1" alt="Cách làm muối dưa chua bông điên điển thắm vị quê hương" />
- ·Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Heidenheim, 22h30 ngày 13/4: Không dễ cho chủ nhà
- ·Con đỗ đại học, tôi có nên cố vay mua xe máy làm phần thưởng?
- ·Nhận thức lại thế giới trong thời kỳ cách mạng công nghệ
- ·Đại lý Ford mua lại chiếc xe gỉ sét sau chỉ hơn 1 tháng bán cho khách Việt
- ·Nhận định, soi kèo Umraniyespor vs Esenler Erokspor, 21h00 ngày 14/4: Trả nợ lượt đi
- ·Nhà nước khởi tạo: Nhà nước mạnh
- ·Ký ức vui vẻ tập 21: MC Lại Văn Sâm đứng hình, Liz Kim Cương ôm ngực hoảng loạn ở Ký ức vui vẻ
- ·Những người trẻ đi làm vài năm vẫn xin tiền cha mẹ
- ·Nhận định, soi kèo Auxerre vs Lyon, 1h45 ngày 14/4: 'Hồn' ở Old Trafford
- ·Tôi cho con tiêu tiền từ nhỏ
Lễ tốt nghiệp năm 2022 của trường đại học Bắc Kinh.
Bài diễn thuyết này có sức ảnh hưởng rất lớn, đồng thời cũng làm dậy sóng dư luận:
“Sinh viên Bắc Đại khuyên người ta nên chấp nhận sự tầm thường… cũng giống như ông chủ Mã (Jack Ma) nói về phúc lợi của chế độ 996 vậy” (996 là chế độ giờ làm việc từ 9h sáng tới 9h tối, 6 ngày mỗi tuần).
“Có thể đứng ở đó phát biểu, cộng thêm nhan sắc này thì muốn tầm thường cũng không được”.
“Thi vào Bắc Đại thì đã không tầm thường rồi”.
Thật vậy! Thi vào trường đại học bậc nhất Trung Quốc, lại còn được đại diện cả khóa tốt nghiệp lên phát biểu, một người rõ ràng cực kỳ tài giỏi như vậy mà lại xưng mình tầm thường. Vậy người bình thường thì sao?
Nhưng thật ra, nữ sinh này nói sai hay đúng? Không hề sai, thậm chí còn phản ánh được một hiện thực chẳng mấy ai hiểu.
Người trẻ thời nay đã sớm nhìn thấu được xã hội, từ bỏ hoang tưởng viễn vông.
Vào biên chế nhà nước, chấp nhận tầm thường để được "ổn định"
Năm 2022, số sinh viên tốt nghiệp đại học đạt hơn 10 triệu, cao nhất từ trước đến nay.
Năm 2021, 70% sinh viên tốt nghiệp đại học Thanh Hoa vào biên chế nhà nước và thi công chức.
Qua đó có thể thấy, ngày càng nhiều sinh viên trường danh tiếng tìm việc thuộc biên chế nhà nước. Số lượng sinh viên thi công chức mỗi năm mỗi tăng cao.
Cũng giống như một báo cáo tuyển dụng ở thành phố Đài Châu (Chiết Giang) không lâu trước đây. Nghề “hot” nhất lại là quản lý dịch vụ tang lễ, chỉ tuyển một vị trí duy nhất nhưng đã thu hút 973 ứng viên nộp hồ sơ, cao nhất bảng thống kê.
Bài diễn thuyết của một nữ sinh đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Đối với một số người, được ghi tên vào biên chế nhà nước luôn chiến thắng cái gọi là nỗi sợ hãi cổ phiếu bất ổn nhưng lời to.
Người trẻ ngày nay muốn ổn định mưu sinh, tìm công việc có thể diện, ngày lễ được phát tiền phát gạo. Cứ thế nhàn hạ sống qua ngày, làm không nhiều nhưng lương bổng vẫn đủ đầy. Thế mới là hạnh phúc.
Bạn không thể trách hay châm biếm, vì họ chỉ sống theo thời cuộc, thỏa hiệp với hiện thực. Suy cho cùng, họ chỉ là người bình thường muốn có cuộc sống yên ổn.
Cũng có thể nữ sinh tốt nghiệp Bắc Đại kia sẽ về quê làm công việc hành chính nhà nước, sống cuộc đời bình dị như bao người...
Ai rồi cũng trở về với sự tầm thường
Mới đây, đoạn clip của một cô gái sinh sau 1990 vừa ăn vừa khóc thu hút đông đảo người quan tâm.
Cô chia sẻ bản thân tốt nghiệp năm 2020. Công việc đầu tiên là dạy người ta làm thế nào để điều hành một tour du lịch. Nhưng dịch bệnh ập đến, cô thất nghiệp.
Sau đó, cô cố gắng thi lấy chứng chỉ giáo viên, cuối cùng thành công được nhận vào một trung tâm đào tạo trong thành phố. Chưa kịp vui mừng thì trung tâm tiến hành đợt sa thải và cô là người nằm trong số đó.
Không bỏ cuộc, cô ứng tuyển vào công ty kinh doanh. Ban đầu làm ăn rất tốt, nhưng sản phẩm công ty bất ngờ bị điều tra không đạt chuẩn. Cô lại thất nghiệp một lần nữa.
Nghĩ lại khoảng thời gian 2 năm, thất nghiệp 3 lần, cô gái khóc lớn khi đang livestream.
Người trẻ còn nhiều cơ hội, đến khi tuổi tác ngày một lớn hơn, cơ hội cũng ít dần đi. Thế nhưng vẫnphải đóng tiền nhà, tiền xe, tiền cho con cái ăn học, tiền cho bố mẹ dưỡng già… Thất nghiệp quả là quá đáng sợ.
Đó cũng chính là lý do vì sao nhiều người tốt nghiệp đại học danh tiếng chọn hướng đi an toàn hơn. Đó là cố gắng vào biên chế nhà nước, hưởng lương ổn định, phúc lợi đủ đầy.
Sinh viên Bắc Đại hay Thanh Hoa cũng đều là người bình thường. Họ vẫn có quyền lựa chọn sống cuộc đời tầm thường. Đó không có gì là lạ!
Vậy thì bài phát biểu của nữ sinh tốt nghiệp Bắc Đại kia là sai hay đúng? Cô ấy quay về làm người bình thường là gì bất ổn không?
Như anh shipper biết đánh đàn piano dưới đây, bạn thấy anh ấy bình thường hay phi thường? Hay chú bán thịt heo ngoài chợ biết thổi sáo? Hay bác bảo vệ biết đánh đàn guitar? Hay vô bán thịt ngoài chợ vẫn dành chút thời gian hoàn thành bức tranh kỳ công của mình?
Bạn nên nhớ rằng, niềm tự hào và quang vinh thật sự chính là biết dung hòa vào cuộc đời bình thường, sống trọn từng phút giây, giữ lấy niềm đam mê bất chấp hoàn cảnh. Phi thường hay siêu phàm, rồi cuối cùng cũng trở về với sự tầm thường.
Theo Zing
" alt="Dân mạng Trung Quốc tranh cãi vì câu muốn làm người tầm thường" />Điều 78 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về thủ tục nộp tiền phạt quy định:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Nếu quá thời hạn nêu trên thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 7 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt…”.
Nếu hết hạn tạm giữ mà người vi phạm vẫn không nộp phạt để lấy lại GPLX thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý tang vật theo Điều 17, Nghị định số 115/2013/NĐ/CP:
- Thông báo ít nhất 2 lần trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Niêm yết công khai tại trụ sở của người tạm giữ GPLX.
Trong 30 ngày thông báo công khai mà người vi phạm đến nộp phạt để nhận lại GPLX thì phải nộp thêm số tiền chậm nộp phạt (0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp cho mỗi ngày chậm nộp).
Trong 30 ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng, người vi phạm vẫn không đến nộp phạt và nhận GPLX thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định tịch thu, có thể tiêu hủy theo quy định (Điều 109 Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017).
Người dân cần tuân thủ thời gian nộp phạt theo quy định của pháp luật. Ảnh: Cao Nguyên
Không đến nộp phạt để lấy GPLX đã bị tạm giữNếu người vi phạm không đến lấy GPLX theo đúng hẹn, để quá hạn và cố tình điều khiển phương tiện thì sẽ bị xử phạt như trường hợp vi phạm lỗi không có GPLX. Mức phạt cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô (Khoản 11, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP).- Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng đối với xe máy.
- Phạt tiền từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi-lanh từ 175cm3 trở lên.
Nếu người điều khiển phương tiện tiếp tục vi phạm hành vi mới thì sẽ bị lập biên bản vi phạm mới, tạm giữ một trong các loại giấy tờ còn lại hoặc tạm giữ phương tiện.
Theo Lao Động
" alt="Bị giữ giấy phép lái xe mà không nộp phạt đúng hẹn sẽ bị xử lý ra sao?" />Đọc bài viết của Hoàng Anh, tôi đồng ý là Đừng làm mẹ cáucó rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, bộ phim cũng có chỗ khiến tôi rất khó chịu và không hài lòng với cách xây dựng nhân vật của biên kịch.
Chi tiết tôi muốn nói đến vừa xuất hiện trong tập phát sóng gần đây. Nhân vật Hạnh vốn tạo cảm tình tốt cho tôi và nhiều khán giả, như một người phụ nữ tử tế, thẳng thắn, trong sạch và đầy nghị lực, vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, hình ảnh đó đã bị phá hỏng khi biên kịch đưa vào tình huống Hạnh có thỏa thuận với mẹ người yêu cũ trong quá khứ.
Chi tiết khiến Hạnh mất điểm trong mắt khán giả. Cô đã hứa hẹn với mẹ Trung, viết giấy cam kết từ bỏ người mình yêu để đổi lấy số tiền 30 triệu đồng. Cho dù sau đó Hạnh có giải thích với Quân rằng cô buộc phải làm điều đó để có tiền chữa bệnh cho Happi nhưng tôi vẫn cho đây là tình huống dở trong kịch bản. Làm như vậy, Hạnh đã bị mất giá nghiêm trọng trong mắt khán giả, hình ảnh tốt đẹp của cô đã bị phá vỡ phần nào, không còn tròn vẹn như trước. Hóa ra Hạnh đã vì tiền mà bán đi tình yêu của mình. Cô hoàn toàn có thể chọn cách khác để vẫn giữ lại tình đầu và cứu con gái cơ mà.
Không biết có khán giả nào nghĩ như tôi không, đó là cảm giác Hạnh không rõ ràng trong chuyện tình cảm. Hạnh biết cô và Trung không đi đến đâu nhưng vẫn đồng ý gặp lại anh, thậm chí có nhiều hành động bật đèn xanh cho Trung quay lại với mình. Dù phân tích cho Trung những yếu tố cản trở họ quay về với nhau nhưng Hạnh lại không dứt khoát mà vẫn tỏ vẻ còn tình cảm với anh.
Trong khi đó, cô chắc chắn nhận ra Quân có tình cảm với mình, thậm chí chấp nhận đi du lịch riêng cùng mẹ con Quân. Hạnh cũng có nhiều cuộc nói chuyện cởi mở với Quân, chia sẻ những bí mật riêng tư của mình, cho thấy cô đã bắt đầu tin tưởng anh. Song Hạnh không cho thấy cô thực sự dành tình cảm với ai mà cảm giác như đang muốn bắt cá hai tay, trêu đùa với chuyện tình cảm của cả Trung và Quân. Diễn xuất của diễn viên Quỳnh Kool chưa đủ "nét" để khán giả thấy rõ tình cảm của mình thực sự đang dành cho người đàn ông nào.
Cũng trong tập phim gần đây, dù theo dõi khá kỹ nhưng tôi vẫn không hiểu vì sao nhân vật Mai Anh lại biết nơi Quân đi du lịch với mẹ con Hạnh để tìm đến đánh ghen. Chưa kể nhân vật Mai Anh có lẽ được "giao nhiệm vụ" làm người xấu trên phim và cản đường mẹ con Hạnh nên được xây dựng vô lý.
Một cô gái giỏi giang, xinh đẹp và hiểu biết như Mai Anh ngoài đời chắc chắn không dùng những cách hạ đẳng để hại Hạnh như trên phim, càng không cho mình cái quyền ghen tuông trách móc Quân khi anh đi với người khác bởi họ chưa là gì của nhau.
Cách hành xử được cho là quá cao thượng của Vy lại là điểm trừ của nhân vật vì thiếu thực tế. Thêm một tình tiết nữa tôi thấy vô lý, đó là cách xây dựng mối quan hệ của nhân vật Vy và Khôi. Ban đầu họ đến với nhau vì một sự cố trong đêm say và không hề có tình cảm thật sự. Tuy nhiên, dù có ràng buộc bằng hợp đồng hôn nhân đi chăng nữa, tình tiết Khôi nhờ Vy đến khách sạn giải cứu mình khỏi một cô nàng đeo bám cũng rất vô lý. Chưa kể tình tiết Hạnh thấy Vy và cô gái kia ẩu đả trong khách sạn chưa biết sự thể ra sao đã lao vào đánh ghen hộ bạn.
Trong khi bạn Hoàng Anh khen ngợi màn đánh ghen thay con dâu trong Đừng làm mẹ cáu thì tôi lại thấy chi tiết này không ổn. Bà Vân có thể không bằng lòng với việc con trai qua lại với người yêu cũ nhưng chắc chắn sẽ không năm lần bảy lượt thay mặt con dâu dằn mặt Yến.
Đáng lẽ việc này, nếu có, thì phải là Vy ra tay bởi trên danh nghĩa cô vẫn là vợ Khôi. Cho dù cô và Khôi ràng buộc với nhau bằng hợp đồng hôn nhân nhưng một khi Vy đã có tình cảm với Khôi thì sẽ chọn cách "xử lý" Yến để giữ lại cuộc hôn nhân của mình thay vì chỉ lặng lẽ khóc và rút lui bằng cách đẩy nhanh thủ tục ly hôn. Giá như hành động của Vy được biên kịch xây dựng đời hơn sẽ thuyết phục người xem.
Tình cảm của Quân đã rõ nhưng Hạnh lại chưa rõ ràng.
Đừng làm mẹ cáu chỉ còn 3 tập nữa là khép lại nhưng mối quan hệ của Quân - Hạnh và Trung vẫn lập lờ khó hiểu. Quân đã thể hiện rõ có tình cảm với Hạnh nhưng phía Hạnh lại chưa rõ ràng nên càng khiến khán giả hoang mang. Hy vọng biên kịch và đạo diễn sẽ không chọn cách giải quyết vấn đề bằng những tình huống vội vã chỉ để có một kết phim viên mãn nhưng thiếu thuyết phục.
Tôi rất sợ Đừng làm mẹ cáurơi vào cảnh "đầu voi đuôi chuột" như nhiều bộ phim giờ vàng khác gần đây khiến khán giả hụt hẫng với cái kết nhạt và thiếu hợp lý. Mong bộ phim sẽ có một "happy ending" đúng nghĩa.
Độc giả Linh Chi
Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: banvanhoa@vietnamnet.vn. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm bài viết đã đăng trên VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
Băn khoăn vì nhân vật Happi quá già đời trong 'Đừng làm mẹ cáu'
Bên cạnh sự thích thú dành cho nhân vật Happi, tôi lại băn khoăn vì nhân vật có nhiều câu thoại thể hiện suy nghĩ lớn hơn tuổi." alt="Tụt cảm xúc vì nữ chính mất điểm trong 'Đừng làm mẹ cáu'" />Tham khảo thêm một số kênh bán xe khác, tôi ngạc nhiên vì vẫn có người rao bán xe mới theo diện hợp đồng bán lại, hoặc xe lướt mới đi vài chục km. Tất nhiên giá chênh so với niêm yết từ 60 đến 80 triệu đồng. Những người rao xe kiểu này đều khẳng định tình trạng thiếu xe là toàn cầu, để có xe mới đi từ nay đến cuối năm chỉ có tăng giá chứ không giảm. Quả thực chỉ vài ngày sau tôi hỏi lại, xe đều đã có khách mua.
Cũng vì ở trong tình thế trên, tôi nảy ra suy nghĩ liệu có nên bỏ khoảng 100 triệu mua một chiếc "xế cỏ" chạy tạm. Tôi để ý số tiền này vẫn mua được một số ô tô số sàn đời cao như Kia Morning, Chevrolet Spark. Nhẩm tính nếu chạy 1 năm chờ mua xe mới, bán lại cùng lắm lỗ 5 đến 10 triệu, tôi vừa có xe đi mà vẫn không quá tốn kém so với thuê xe.
Thị trường xe cũ không thiếu những chiếc xe đời cao giá chỉ 100 triệu như Chevrolet Spark Van 2011. Ảnh minh họa. Theo các bạn, cách tính của tôi liệu có hợp lý? Rất mong những bạn đã mua sử dụng "xe cỏ" tư vấn giúp tôi liệu xe 100 triệu có đủ bền và không "vặt tiền" chủ xe?
Tôi xin cảm ơn!
Độc giả Nguyễn Lê Hoàng Anh (phố Nối, Hưng Yên)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt="Đặt cọc ô tô phải chờ 1 năm, có nên mua xế cỏ đi tạm?" />
- ·Siêu máy tính dự đoán Atletico Madrid vs Valladolid, 02h00 ngày 15/4
- ·Vụ 600 học sinh trường Ischool ngộ độc, những ai phải chịu trách nhiệm?
- ·'Bóc phốt' lái xe khác trên mạng: Nhanh tay chưa chắc đã hay
- ·'Sách của tác giả chưa từng trải thu hút hơn sách của người từng trải'
- ·Nhận định, soi kèo Hapoel Beer Sheva vs Beitar Jerusalem, 23h45 ngày 14/4: Rượt đuổi hấp dẫn
- ·Người dân không lơ là phòng, chống dịch bệnh khi tham gia lễ hội
- ·Lật tẩy chiêu trò che biển số “né” phạt nguội
- ·'Đừng làm mẹ cáu' bất ngờ tăng số tập
- ·Nhận định, soi kèo Chicago Fire vs Inter Miami, 03h30 ngày 14/4: Lấy lại ngôi đầu
- ·NSND Bạch Tuyết muốn ôm hôn ông xã điển trai của siêu mẫu Lê Thúy